Sony đưa ra bản nâng cấp cho dòng tai nghe XB – Extra Bass của mình và làm nó trở nên thân thiện hơn với người dùng và mới đây nhất là hai dòng tai nghe chụp (fullsize) Siêu trầm (Extra Bass): MDR- XB450 và XB950. Hai mẫu tai nghe này có khá nhiều thay đổi về ngoại hình và chất âm so với mẫu XB400/XB900 cũ. Trong đó XB450 có 3 phiên bản là XB450 thường, XB450BV công nghệ tăng bass/chống rung và XB450AP (phiên bản có mic đàm thoại).
Thiết kế của hai mẫu XB450 khá đẹp và hiện đại, nhắm vào đối tượng người nghe nhạc trẻ tuổi năng động và sành điệu.
Tai nghe XB450AP đều có phần chụp tai nghe được làm bằng nhôm vân xoáy đặc trưng của Sony và có rất nhiều màu sắc trẻ trung như xanh dương, vàng, trắng, đen và đỏ. Đệm tai nghe của XB450AP được bọc một lớp giả da khá dày dặn phía ngoài, thay vì mỏng như dòng tai nghe XB400 cũ. XB450AP còn được trang bị mic đàm thoại và 1 nút nhận/ngừng cuộc gọi.
ĐÁNH GIÁ ÂM THANH SONY XB450
Đầu tiên là sự cải thiện ở dải trầm. XB450 có dải bass vẫn đảm bảo được về lượng với người yêu thích dải bass nhưng bass đánh đã có lực hơn, nghe đã hơn hẵn tiếng bass hơi kém lực của XB400. Đồng thời theo đó, XB450 cũng có tiếng bass gọn gàng và kiểm soát tốt hơn ngay cả khi người dùng nghe các bản nhạc có tiết tấu nhanh, dồn dập.
Bên cạnh dải trầm, hai dải còn lại là dải trung và dải cao của mẫu tai nghe này cũng được cải thiện đáng kể so với mẫu cũ. Âm trung và cao không còn quá chìm so với dải trầm mà đã được đẩy lên và có độ chi tiết tốt hơn.
Nhờ vậy, XB450AP cho ra chất âm cân bằng và dễ nghe hơn, giúp người dùng có thể nghe liên tục trong một thời gian dài mà không bị mệt. Ngoài ra, tuy là một chiếc tai nghe thiên bass, âm trường của XB450AP đã thoáng đãng hơn hẳn so với dòng siêu trầm trước đây.
TỔNG KẾT
XB450 là phiên bản nâng cấp đáng giá, có thể khiến nhiều người thay đổi cách suy nghĩ trước đây về dòng tai nghe siêu trầm (Extra bass) của Sony. mẫu tai nghe này rất thích hợp để nghe các bản nhạc sôi động, có tiết tấu nhanh.
Ưu điểm:
+ Thiết kế thời trang, năng động, đa dạng màu sắc.
+ Chất âm có nhiều cải thiện, thích hợp với đa số người nghe phổ thông.
Nhược điểm:
– Chất âm nhấn vào âm trầm có thể không thích hợp với một số người.